Câu Lạc Bộ Chấn Thương Cột Sống Khát Vọng

Đăng Ký Thành Viên

Nơi đăng ký làm thành viên câu lạc bộ, tham gia những hoạt động và quyền lợi khi sinh hoạt.

Xem thêm

Định Hướng Phát Triển

Nhằm đẩy mạnh trợ giúp, nâng cao chất lượng cuộc sống của các thành viên của CLB.

Xem thêm

Danh Sách Thành Viên

Được tham gia tất cả các hoạt động của Câu lạc bộ Chấn thương cột sống Khát Vọng.

Xem thêm

Về chúng tôi

CLB Chấn thương cột sống Khát Vọng là tổ chức xã hội của người CTCS ba tỉnh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị xã hội, tự nguyện tham gia các hoạt động của người khuyết tật và vì người khuyết tật. Tập hợp, đoàn kết, nâng cao năng lực của người khuyết tật do CTCS gây ra nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên và cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển văn hóa, kinh tế – xã hội của địa phương. Hướng tới “Xã hội hòa nhập, không rào cản và vì quyền của người khuyết tật”.

Xem thêm

công-ty-cho-thuê-dịch-vụ-cung-cấp-nhân-công
hoạt động chấn thương khát vọng

Thành lập CLB CTCS Khát Vọng

Xem thêm
Lớp Học Kiếm Tiền Online Của CLB Khát Vọng

Lớp Học Kiếm Tiền Online Của CLB Khát Vọng

Xem thêm
nghe thuta khong gioi han

Nghệ thuật không giới hạn

Xem thêm
giao luu gap mat ctcs vinh phuc

Giao Lưu Gặp Mặt CTCS Vĩnh Phúc

Xem thêm
cai thien chat luong cuoc song

Chương Trình Biểu Diễn Nghệ Thuật CLB Khát Vọng

Xem thêm
phien cho tet khong dong

Phien Chợ Tết Không Đồng

Xem thêm

Tin Tức

Nhà tài trợ đồng hành

tổn thương tủy sống
chấn thương cột sống
câu lạc bộ chấn thương cột sống
chấn thương cột sống khát vọng
clb khát vọng
ctcs khát vọng
bệnh tổn thương tủy sống
bệnh chấn thương cột sống
câu lạc bộ
câu lạc bộ chấn thương cột sống

Trái tim người cha và hành trình vượt lên số phận của người đàn ông 10 năm ngồi xe lăn

Anh Đinh Văn Tính, 35 tuổi, quê ở xóm Hang Đá, xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, Hòa Bình đã 10 năm ngồi xe lăn sau một tai nạn lao động. Đó là một hành trình dài với nhiều nỗi đau, sự tuyệt vọng nhưng chắc chắn niềm tin là thứ tỏa sáng nhất trong trái tim người cha khuyết tật này!

Tôi tìm gặp anh vào một chiều tháng 6, trong cái tiết trời oi ả, khó chịu của vùng núi cằn cỗi, khắc nghiệt tại xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Từ đầu làng cuối xóm, chẳng ai xa lạ gì với hoàn cảnh của anh Tính.

Những con dốc ngoằn ngoèo, lởm chởm trên đường vào nhà anh như dễ thở hơn bởi sự trân trọng của mọi người dành cho anh. Nhiều người dân còn sẵn sàng bỏ việc, dẫn tôi vào tận nhà với cái lý quả quyết: "Tính vùng này có ai lạ. Mấy người làm được như thế, khuyết tật mà nuôi được cả con!".


Anh Tính lần bánh xe lăn đón chúng tôi vào căn nhà cấp 4 nhỏ nhắn, xiêu vẹo. Trong căn nhà ấy, thứ tài sản giá trị nhất là hai chiếc bàn học và góc làm việc đàng hoàng được sắp xếp gọn gàng. Anh bắt đầu câu chuyện về hành trình 10 năm đã qua trong ánh mắt đầy cương trực nhưng có lẽ sự thảng thốt thì chưa bao giờ nguôi ngoai.

Năm 2010, anh Tính bị tai nạn lao động khi đang làm nghề hàn xì. Sau một cú rơi như trời giáng vào ngày mưa, anh bị gãy cột sống. Đó cũng là dấu mốc đánh dấu một sự thay đổi lớn trong cuộc đời - chàng trai 25 tuổi. Chẳng ai dám và cũng làm sao có thể cất lời để nói cho chàng trai lực lưỡng, khỏe khoắn rằng từ nay anh sẽ trở thành người tàn tật.


Đến 1 năm sau, anh mới biết thông tin. Nhớ về quãng thời gian đó, người đàn ông trước mặt tôi vẫn không thể kìm lòng, dòng nước mắt trong khóe mắt đỏ hoe chỉ trực chờ rơi khiến cuộc trò chuyện của chúng tôi như đứt đi từng quãng: "Mình không thể tin nổi vào sự thật. Mình đã tập luyện một năm trời với niềm tin hồi phục nhưng mọi thứ dường như không còn thay đổi. Tất cả chi dưới từ thắt lưng đều không còn cảm giác. Điều đó có nghĩa cả cuộc đời này mình sẽ phải gắn với xe lăn, với cuộc sống của một người tàn tật".

Từ khoảnh khắc biết được thông tin đó, anh suy sụp hoàn toàn, đau khổ và chán nản bao trùm. Bốn năm sau đó, anh như đang sống trong địa ngục trần gian bởi tinh thần đã chết. Với một người khuyết tật bẩm sinh thì ít phải chịu biến chứng hơn còn anh Tính thì liên tục phải đối mặt. Không tự chủ được vệ sinh, anh bị sỏi bàng quang, rồi lở loét, hoại tử nhiều chỗ.


Không dưới một lần, người đàn ông ấy đã mong muốn tìm đến cái chết. Muốn chết là bởi cuộc sống thời điểm đó của anh là "sống không bằng chết", "đến hít thở cũng đau nghẹn".

Quyết giành phần nuôi con sau cuộc chia tay lặng lẽ

Năm 2014, tròn 4 năm kể từ ngày gặp nạn, số phận lại một lần nữa thử thách anh Tính. Đang kiệt quệ trong bĩ cực của cuộc sống, người phụ nữ bên cạnh anh suốt những năm tháng hạnh phúc lẫn khổ đau nhất cuộc đời và là mẹ của hai đứa con anh đã rời đi.

Còn thứ gì trên đời đau đớn hơn khi một người đàn ông mất đi bản năng làm chồng. Đó là một phần lý lẽ của người đời để giải thích cho câu chuyện vợ chồng anh chia tay. Nhưng chỉ người trong cuộc mới có thể hiểu tường tận. Anh hiểu rằng, với một người phụ nữ sẽ khó lòng để có thể chấp nhận một cảnh ngộ như thế. Anh Tính bình tâm chia sẻ: "Thời điểm đó vợ tôi chỉ mới ngoài 20 tuổi. Cô ấy đồng hành với tôi 4 năm đã là quá sức chịu đựng rồi. Cô ấy còn cả một tương lai phía trước!".


Ngày người vợ về nói lời sau cuối, chẳng có một cuộc cãi vã và phân bua nào diễn ra. Anh chị nhẹ nhàng buông tay nhau, nhưng có một điều anh luôn quả quyết đó là anh sẽ dành phần nuôi con. Khi nghe quyết định đó từ anh, chẳng ai có thể hiểu và cũng chẳng ai có thể tin một người "nuôi thân còn chưa xong thì gánh thêm ai". Hẳn rằng ngày ấy, anh vẫn còn trân quý người phụ nữ đó lắm: "Hỏi có đau khổ không thì làm sao mà không đau cho được nhưng mình chưa từng hận vợ. Tôi chấp nhận giải thoát cho cô ấy, như thể cả hai cũng sẽ đỡ khổ tâm hơn".

Sự giải thoát đó, không xuất phát từ một sự cao thượng nào mà chỉ bởi sự thấu hiểu thực sự. Nói về lý do nhận nuôi con, anh chia sẻ rằng: "Với mình đó là tài sản, là hơi thở, là trách nhiệm. Phần vì muốn vợ bớt gánh nặng nhưng phần nhiều mình không chịu nổi khi sống xa các con. Nếu con cũng không còn bên cạnh chắc mình chỉ biết chết đi".


"Nhìn con mà sống sẽ sống được"

Từ ngày vợ rời đi, anh Tính cùng các con bắt đầu một cuộc sống mới. Cuộc sống mà anh phải hoàn toàn tự lập khi thiếu đi bàn tay của vợ. Anh bắt đầu tập làm quen với mọi thứ ngay từ những chuyện nhỏ nhặt nhất là tắm giặt, đi vệ sinh và chuyện chăm sóc đứa con út mới lên 5 tuổi của mình.

Cảnh gà trống nuôi con với những người bình thường đã khó với anh Tính càng khó gấp bội. May mắn nhất với anh là giai đoạn này có bố mẹ kề bên để đỡ đần. Tâm sự với tôi, bố anh Tính nói trong nghẹn ngào: "Con đang khỏe mạnh, biết làm ăn thì tự nhiên đổ bệnh. Thân làm bố mẹ, tôi cũng chỉ biết đỡ đần, bảo ban, động viên chứ cũng chẳng biết làm cách nào khác. Chỉ mong các cháu đi học, phát triển cho thoát cảnh này thôi".



Gánh nặng con cái cộng với việc thiếu bàn tay chăm sóc của người phụ nữ trong gia đình, cân nặng của anh Tính chỉ còn vỏn vẹn 30kg. Nhưng điều quan trọng nhất là ý chí trong anh đã được vực dậy, anh hiểu rằng: "Nếu mình không cố gắng thì các con biết lấy ai làm điểm tựa, ông bà rồi mai này cũng sẽ già yếu. Bản thân mình không khỏe thì tiền đâu mà chữa bệnh".

Anh Tính bắt đầu học cách lái xe lăn. Cũng từ ngày đó, cả xóm Hang Đá chẳng còn xa lạ gì với cái cảnh anh ngã lăn quay ra đường ở một điểm dốc nào đó trong thôn xóm hay trước sân nhà. Thế mà anh cũng thành thục rồi học thêm cả cách lái xe ba bánh. Anh tìm đầu mối, đi đổ hàng nông sản, hoa quả quê lên tận trung tâm huyện. Thế là mấy bố con tự nuôi nhau.



Nói về các con anh Tính chia sẻ: "Bọn trẻ hiểu chuyện nên chẳng bao giờ trách cứ gì cha mà cứ lẳng lặng, cố gắng"

Thấu hiểu được hoàn cảnh, hai đứa con của anh cũng trưởng thành hơn những bạn bè cùng trang lứa. Anh Tính kể: "Có những hôm chở hàng xuống huyện, hai đứa phải ngồi lại bán hàng một mình để bố về chạy tiếp chuyến hàng cho kịp, thế mà cũng hết hàng. Bọn trẻ hiểu chuyện nên chẳng bao giờ trách cứ gì cha mà cứ lẳng lặng, cố gắng".

Đó cũng có lẽ là phần phước lớn nhất của người đàn ông cùng khổ này. "Cứ nhìn con mà sống thì sẽ sống được", đó là tâm niệm của anh.

Hơn 30 tuổi bắt đầu làm lại cuộc đời

Trăn trở lớn nhất của anh Tính là sức khỏe. Làm nghề lái xe ba gác cũng tạm đủ sống nhưng khổ nỗi sức khỏe của anh không cho phép. Hàng loạt các biến chứng đến với anh khiến công việc đó phải dừng lại. Nghe bạn bè mách bảo, lại đọc trên báo đài, anh một mình tìm đường lên Hà Nội, vào học trung tâm Nghị lực sống với quyết tâm sẽ học được một thứ nghề nuôi thân.

Vào trung tâm, gặp những người cùng cảnh ngộ, anh như cởi mở hơn với chính mình, giải thoát được những lo lắng bấy lâu. Anh được tôn trọng, được học nghề và quan trọng nhất anh ngộ ra chân lý: "Người khuyết tật không phải là người bỏ đi. Người khuyết tật vẫn có thể làm tốt những công việc phù hợp với họ". Anh Tính được tư vấn chọn học nghề chỉnh sửa hình ảnh. Với tư chất nhanh nhẹn lại nỗ lực, anh đã thạo nghề và được giới thiệu vào làm tại một công ty thiết kế ở Hà Nội.


Tinh thần tích cực, lạc quan và tâm thế "mình có thể làm được" trong anh bây giờ lúc nào cũng nguyên vẹn.

Làm được sáu tháng, anh lại gặp vấn đề về bệnh lý do di chứng liệt. Không có cảm giác ở các chi dưới, làm việc với cường độ cao khiến toàn bộ phần cơ thể của anh bị loét nặng buộc phải đến viện điều trị.

Khỏi bệnh, anh về quê, tuy không thể quay lại với nghề đã học nhưng tinh thần tích cực, lạc quan và tâm thế "mình có thể làm được" thì vẫn vẹn nguyên. Anh cùng các bạn trong nhóm người khuyết tật lập nhóm tìm công việc. Ít ai mà tin được họ lại có thể trở thành những người làm điều tra và tư vấn về khách hàng cho các nhãn hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Khoảnh khắc có việc làm, đồng tiền được làm ra từ những giọt mồ hôi mải miết trên xe lăn đối với một người như anh đặc biệt lắm. Bởi anh biết, từ nay anh sẽ có thể tự lo được cho chính bản thân mình và những đứa con, anh sẽ không trở thành gánh nặng với mẹ cha.

Hơi ấm và sức mạnh từ trái tim người cha nghị lực

Để đối phó với bệnh tật, anh dành nhiều tiếng trong ngày để tập luyện. Trong một góc nhà anh có hàng chục quả tạ. Có những quả nặng đến 50kg. Một người bình thường khỏe mạnh như chúng tôi nâng còn khó ấy vậy mà một ngày anh dành đến hai tiếng để tập luyện. Chưa hết, anh dùng nhiều giờ để luyện các bài thể dục cho phần trên của mình để tăng sức đề kháng và cải thiện vận động cơ.


Mọi thứ thay đổi như một phép màu, bệnh tật đã thuyên giảm với anh. Vốn mất khả năng tự chủ vệ sinh, anh gò ép và tập cho mình thói quen đi vệ sinh theo giờ trong nhiều năm liền. Dù vẫn phải dùng thuốc nhưng điều quan trọng nhất là số lượt đi viện trong năm đã giảm. Từ 30kg đến nay anh đã nặng 60kg.

Anh Tính cười rằng: "Có lẽ, đã hết giai đoạn kháng sinh "nhập" vào người". Nhưng chúng tôi hiểu rằng điều quan trọng nhất là anh đã thay đổi về tâm lý, niềm tin mới chính là liều kháng sinh mạnh mẽ nhất để anh vượt qua mọi khó khăn và thử thách trong hiện tại.

Không chỉ tự lo cho cuộc sống của chính mình, anh còn quan tâm đến những người cùng cảnh ngộ. Anh tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật như trình diễn múa, xiếc bằng xe lăn cho các diễn đàn, các cuộc thi ở Hà Nội. Một năm qua, anh mày mò học quay video, rồi đi khắp nhiều địa hình để hướng dẫn kỹ năng sử dụng xe lăn cho những người mới bắt đầu sử dụng. Nhiều video của anh có đến cả trăm nghìn lượt xem. Nhiều bình luận thán phục, cảm mến và mong muốn được gặp gỡ.


Với anh Tính bây giờ sự trưởng thành của hai con là quan trọng nhất.

Từ ngày vợ rời đi, anh Tính cũng có vài mối quan hệ tình cảm. Người thì đến vì sự tò mò, lòng khâm phục ý chí và nghị lực của anh. Người thì chung cảnh ngộ, mong muốn được bầu bạn. Nhưng anh chỉ biết trân trọng, bởi với anh, sự trưởng thành của những đứa con là quan trọng nhất.

Hai đứa trẻ lớn lên trong vòng tay của người cha tật nguyền đều là những đứa trẻ biết nghe lời. Tú Phúc và Khánh Phương nhiều năm liền đều là học sinh xuất sắc. Các em là điểm tựa yêu thương của anh Tính. Trong ngôi nhà nhỏ, dù không có nhiều tiện nghi về vật chất nhưng không hề lạnh lẽo bởi hơi ấm thiêng liêng trong trái tim của người cha luôn được lan tỏa và đón nhận.

Chiều miền núi, tối sớm, gió và mưa rừng như lưu luyến chúng tôi. Màn "bốc đầu xe lăn" mà anh đã luyện tập nhiều tháng hứa sẽ biểu diễn tặng chúng tôi không thực hiện được vì trời mưa thì đường sẽ rất trơn. Trong nếp nhà đơn sơ, ba cha con đang chuẩn bị bữa tối đạm bạc với những phần việc được lo sẵn. Anh đang rất lo lắng cho những đứa trẻ thiệt thòi của mình khi không được bằng bạn bằng bè. Nhưng anh tin chúng có một thứ tài sản vô giá, một thứ chẳng gì mua nổi: Hơi ấm từ trái tim người cha nghị lực!

Huy Hoàng - Kỳ An - Gia Đình.Net.Vn

Thông Báo: Đi du lịch Vịnh Hạ Long - Tuần Châu

Cả nhà thân mến ! Mùa Covit dài quá, anh chị em lâu quá ko được gặp nhau. Họp hành mãi rồi. Hè này, nhân dịp anh @Kiệt Tuấn kết nối với Agribank Hà Nội, được tài trợ một chuyến xe chở thành viên đi du lịch Vịnh Hạ Long - Tuần Châu. 3 ngày hai đêm .


Dự tính chúng ta sẽ tổ chức đi 3 ngày: Từ sáng 28/7 đến tối 30/7.
- Tiền xe: được tài trợ .
Dự toán :
- Tiền ăn:
  • Ăn 5 bữa chính 200k/bữa = 1 triệu .
  • 3 bữa phụ 30k /bữa = 120k
- Tiền thuê tàu đi thăm quan Vịnh Hạ long khoảng 100k/ người
- Ngủ lại khách sạn 2 đêm = 400k / người
- Thuê tình nguyện viên giúp bế lên xuống xe, xếp xe lăn 100k / người .

💥Dự kiến tổng chi mỗi người đóng là : 1750k/ người. ( Nếu ai có người nhà có thể giúp đc đoàn , đoàn sẽ hỗ trợ ko phải đóng tiền ăn khi đi du lịch cùng đoàn ).

Lưu ý:
+ Chỉ hỗ trợ xe cho các Thành viên đã đóng quỹ.
+ Người nhà & ng hỗ trợ các thành viên phải đóng tiền xe.
+ Thành viên tham gia nhớ mang theo giấy xác nhận Khuyết tật để được miễn giảm phí vào vịnh và vào các khu vui chơi.
+ Dự kiến xe sẽ đón theo 3 điểm , phụ thuộc vào số lượng thành viên mỗi khu vực .

💥Bạn nào đã đi du lịch Hạ Long _Tuần châu chia sẻ kinh nghiệm nhé. Vậy, xin ý kiến mọi người đóng góp để chuyến du lịch ý nghĩa, vui vẻ và thành công.

💥 Mọi người tham gia đăng ký dưới bài viết để ban chủ nhiệm dễ tổng hợp. Chúc cả nhà mình có chuyến du lịch và họp mặt thú vị và ý nghĩa!

💥Hạn đăng ký hết 24h ngày 20/7/2020 — đang cảm thấy vui vẻ tại Hà Nội .

-- Ban Chủ Nhiệm --

Sức sống xanh của người phụ nữ chỉ sống với "nửa người"

Đã từng muốn tự tay cắt chân cho máu chảy đến chết

Trước mặt tôi là một người phụ nữ tự tin, thông minh và rất năng động, hoạt bát. Nhưng ít ai biết được chị đã từng phải trải qua một quãng đời đầy chông gai và nhiều lần đã nghĩ đến cái chết vì biến cố của cuộc đời. Chị tên là Lương Thị Minh Nguyệt, SN 1972 ở xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.


Từng là một người khỏe mạnh bình thường với tổ ấm hạnh phúc bên hai đứa con. Chị cũng từng có một công ty về nội thất, dịch vụ xây dựng đang rất phát triển. Thế nhưng, bước ngoặt trong cuộc đời đã làm thay đổi mọi thứ với chị vào năm 2014: Cuộc đời chị gắn liền với chiếc xe lăn.

Chị Nguyệt đã mất đi đôi chân sau một tai nạn.

Chị Nguyệt đã mất đi đôi chân sau một tai nạn.
Chị Nguyệt kể, vào thời điểm đó cuộc đời chị đã chấm hết sau một tai nạn. Cú ngã không may làm chị gẫy xương, xương ấy đã khiến chị đang là một người bình thường thành một người tàn phế khi bị liệt tủy nửa người. Sau 6 tháng chị được ra viện nhưng chẳng thấy tiến triển gì mà cảm thấy nặng nề hơn. Đứng dậy không đứng được, chị biết rằng cơ hội phục hồi của mình rất là khó.

"Khi bác sĩ thông báo cơ hội sức khỏe còn rất ít, chỉ được 30% và phải gắn với chiếc xe lăn suốt cuộc đời, tôi chỉ nghĩ tới các cách làm sao để mình chết. Lúc ở bệnh viện, có nhiều người giống mình, mình vẫn chưa nghĩ điều này. Nhưng khi về đến nhà chỉ còn có một mình mình, trong đầu chỉ nghĩ chết thôi. Cảm giác thấy mình đang mắc bệnh nan y, cuộc sống lúc nào cũng cảm thấy tối tăm, đen đối. Nhiều khi nghĩ đến việc cầm dao cắt chân đi, máu chảy hết rồi sẽ chết" – chị Nguyệt chia sẻ.

Câu hỏi của con gái đã khiến người mẹ bừng tỉnh

Để vượt qua một giai đoạn như vậy với chị Nguyệt là một quãng thời gian vô cùng vất vả. Lúc ấy, thứ duy nhất níu chị lại với cuộc sống chính là cậu con trai đang học lớp 8 và cô con gái mới học lớp 4.

Chị bảo: "Khi tôi nằm một chỗ như vậy điều mà khiến tôi lo lắng nhất là các con còn nhỏ quá, cảm thấy trách nhiệm của mình khi sinh ra các con mình không làm tròn được.

Trở về từ bệnh viện, con gái có hỏi một câu "mẹ còn có cái quần nhỏ để mặc không cho con một cái". Câu nói đó đã thức tỉnh tôi, trách nhiệm của một người mẹ còn rất là lớn. Nếu không có mẹ, con sẽ hỏi ai những điều như thế. Vậy là cố gắng sống, rồi tập dần với cuộc sống mà mình phải có. Khi ổn hơn, phải nghĩ là mình phải sống như thế nào vì đằng nào cũng sống. Vui cũng qua một ngày mà buồn cũng qua một ngày, nếu cứ buồn mãi sẽ ảnh hưởng đến con, không khí gia đình nặng nề. Yêu thương đó đã níu kéo mình lại. Các con cần mình và mình cũng cần các con và phải quyết tâm đứng dậy. Bình ổn lại, tôi bắt đầu làm quen với cuộc sống của người khuyết tật, tìm hiểu qua mạng rồi kết nối lại với bạn bè tìm sự động viên, giúp đỡ".

Chị Nguyệt bên cậu con trai

Khi đã lấy lại được sự cân bằng, một cú sốc lớn lại tiếp tục đến với chị. Những ngày đầu sau khi ở viện trở về, chị vẫn còn chồng chăm sóc. Một năm sau, những ngày anh ở nhà dần thưa thớt hơn. Vợ chồng bắt đầu trục trặc, anh chị sống ly thân và giờ chỉ còn 3 mẹ con.

Chị Nguyệt bảo, ban đầu chị trách anh đã khiến chị như vậy, trách anh bỏ rơi chị khi chị cần nhất. Sau cùng, chị bình tâm lại và tình yêu thương, sự đồng hành của hai con đã cho chị hiểu ra. Chị chỉ nghĩ rằng việc chăm sóc một người bị chấn thương cột sống vô cùng vất vả khi cần phải can thiệp từ vệ sinh, đặt ống xông… mà anh không chịu nổi nên mới làm vậy. Chấp nhận sự thật, chị buông bỏ, vợ chồng giờ coi nhau như những người bạn cùng nhau chăm sóc con cái.

"Ngọn nến cong" đang cháy hết mình

Trong thời gian nằm trên giường bệnh, điện thoại là thứ bên cạnh và giúp chị quên đi nỗi đau. Chị nhận ra kinh doanh online là thứ phù hợp với sức khỏe của bản thân. Chị dường như đã tìm được "chiếc phao" để đứng lên.

Giờ chị Nguyệt được biết đến là Chủ nhiệm một Câu lạc bộ gồm các thành viên là những người bị chấn thương cột sống ở 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên. Đó là CLB Chấn thương cột sống Khát vọng thuộc Hội người Khuyết tật thành phố Hà Nội. Năm 2018, chị làm giám đốc một Hợp tác xã mang tên Sức Sống Xanh gồm nhiều các thành viên ở nhiều dạng khuyết tật. Nơi mang hi vọng cho những người khuyết tật cùng nhau đứng lên tìm lại chính mình.

"Ở đó đào tạo bán hàng online, hợp tác xã nhập hàng và bảo trợ cho các thành viên khuyết tật bán. Tất cả các thành viên tham gia đều có nguồn thu nhập. Nhờ đó họ có niềm tin hơn với cuộc sống giống như tôi. Tôi nghĩ khiếm khuyết hay bất hạnh không phải là lí do để người ta chối từ cuộc sống này, mà nó là động lực để thúc đẩy người ta chấp nhận thay đổi chính mình để phù hợp với cuộc sống mà thôi" – chị Nguyệt nói.

Chuỗi ngày dài đeo đẳng với đau yếu, nhọc nhằn vất vả đã nguôi, niềm hạnh phúc lớn nhất của chị giờ đây là các con ngoan ngoãn, khỏe mạnh và chị đã tìm được hướng đi riêng cho mình. Cái tên sức sống xanh không chỉ là cái tên mà câu lạc bộ chị đang làm chủ nhiệm. Đó còn là sức sống của một người chỉ sống với thân hình nửa người phải bất động. Một tâm hồn không chịu lặng yên.
Hợp tác xã của chị Nguyệt làm giám đốc đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người đồng cảnh ngộ

Sau 3 năm thành lập, hiện tại, hợp tác xã của chị có khoảng 50 thành viên bị chấn thương cột sống đồng hành, mỗi tháng thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng. Mọi người cùng có hệ thống nhập hàng từ các đơn vị có kiểm định về phân phối, gồm nông nghiệp sạch như trà, nấm, viên nghệ mật ong hay những mặt hàng Tết… Hợp tác xã của bà chủ ngồi xe lăn ấy tuy nhỏ nhưng luôn ấm áp, tràn ngập tiếng cười. Họ sống lạc quan, luôn ý thức vượt lên số phận.

Kể về việc mở một hợp tác xã về sản phẩm sạch, chị Nguyệt cũng phải mất rất nhiều công sức để "thử nghiệm" các mô hình khởi nghiệp khác nhau. Ban đầu, chị vay vốn ngân hàng, tự đứng ra mở một trang trại chăn nuôi trên mảnh đất gia đình. Thế nhưng, vì sức khỏe yếu, thường xuyên phải đi viện và áp lực từ việc quản lý tại trang trại, chị Nguyệt đành phải bỏ giấc mơ của mình để tìm hướng khác. Sau đó, chị mở một hợp tác xã chuyên thu nhận, cung cấp các mặt hàng thực phẩm sạch và đặc sản vùng miền để bán online. Nhiệt huyết của chị đã tiếp thêm niềm tin cho những người đồng cảnh ngộ.

Có thể nói, với người bình thường, khởi nghiệp đã khó, nhưng với những phụ nữ khuyết tật như chị Nguyệt điều đó càng khó hơn nhiều. Họ gặp khó khăn về sức khỏe, nguồn vốn, sự kỳ thị của mọi người vào sản phẩm mà họ làm ra. Thậm chí, ngay chính bản thân họ cũng có tâm lý tự ti, không dám khẳng định mình dù đã có ý tưởng khởi nghiệp.

Chị Nguyệt nói "Khiếm khuyết hay bất hạnh không phải là lí do để người ta chối từ cuộc sống này, mà nó là động lực để thúc đẩy người ta chấp nhận thay đổi chính mình để phù hợp với cuộc sống mà thôi".

Chị Nguyệt chia sẻ: "Để khởi nghiệp người khuyết tật cần hòa nhập vào cộng đồng trước tiên phải có niềm tin cho bản thân. Niềm tin cho bản thân tức là không dựa vào người thân, mình tự làm cho mình sẽ chia sẻ được với người khác. Muốn đi xa cần phải có đồng đội, cùng nhau đoàn kết mới thành công. Tìm được hướng đi cụ thể, phù hợp với dạng khuyết tật của mình. Nếu điểm xuất phát còn thấp, phụ nữ khuyết tật có thể chia sẻ và nhờ sự hỗ trợ của hội phụ nữ, hội người khuyết tật… để vay vốn, định hướng khởi nghiệp thì chắc chắn sẽ thành công".

Có người đã từng nói rằng "ngọn nến cong, ngọn nến thẳng khi đã thắp thắp lên đều sáng lung linh". Gặp chị và nghe những biến cố trong cuộc đời chị đã từng bước qua, tôi càng thấm thía hơn. Tôi chợt nhận ra chị, một "ngọn nến cong" vẫn đang rực rỡ cháy hết mình và nghị lực ở chị càng khiến những người bình thường cảm phục hơn.

Danh Sách Thành Viên

Được tham gia tất cả các hoạt động của CLB Chấn thương cột sống Khát Vọng
  • Tham gia hoặc góp ý kiến cho các chương trình hoạt động của Câu lạc bộ.
  • Báo cáo các sai phạm của các thành viên Câu lạc bộ.
  • Quyền đề cử và ứng cử vào Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ.
  • Tham gia ý kiến và biểu quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của Câu lạc bộ.
  • Được CLB hỗ trợ, tạo điều kiện phát huy khả năng hoạt động, khi có khó khăn được CLB quan tâm giúp đỡ. Nhất là khi ốm đau bệnh tật sẽ được quỹ thăm hỏi của CLB trích quỹ hỏi thăm với số tiền 500.000đ/thành viên/lần.
  • Được thảo luận các công việc của Câu lạc bộ và được mời tham gia các diễn đàn, hội thảo, sự kiện … do Hội NKT TP Hà Nôi và CLB CTCS Khát vọng tổ chức .
  • Được xin ra khỏi Câu lạc bộ khi thấy không có nhu cầu tham gia.
 Bảng danh sách tành viên đã tham gia CLB
 
STT Họ và Tên
 Chức Vụ
    Ghi Chú
 1 Lương Minh Nguyệt              
            Chủ Nhiệm           
                                         
 2 Phạm Tuấn Kiệt
Phó chủ nhiệm
 
 3 Duy Cương
Phó chủ nhiệm
 
 4 Lê Hà
Phó chủ nhiệm
 
5
 Minh Hương
Phó chủ nhiệm
 
    

Định Hướng Phát Triển

đính hướng phát triển của câu lạc bộ

Đăng Ký Thành Viên

Tất cả các thành viên chấn thương cột sống trên địa bàn Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, theo nguyên tắc tự nguyện, đều có thể xin gia  nhập để trở thành thành viên CLB Chấn thương cột sống Khát Vọng

Thành viên mới đăng ký tham gia câu lạc bộ gồm hai cách:

Cách 1: Tham gia nhóm câu lạc bộ Chấn thương cột sống Khát Vọng (Link tại đây) . Điền các thông tin theo yêu cầu ( Họ, Tên, Tình trạng bệnh lý ...)

Cách 2: Liên hệ trực tiếp với anh Tuyên Vũ qua Facebook (Link tại đây)
      Gửi tin nhắn ghi đầy đủ các thông tin như sau
  • Họ và tên:
  • Quê quán:
  • Số điện thoại:
  • Tình trạng bệnh lý: (của mình hoặc người thân)
Nghĩa vụ của thành viên:
Chấp hành Điều lệ, quy chế CLB và các nghị quyết của Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ;
  • Góp phần tuyên truyền vận động xây dựng và phát triển Câu lạc bộ.
  • Đóng hội phí thành viên cho hoạt động thường niên theo qui định đối với từng loại hình thành viên.
  • Phát triền thành viên mới.
Thành viên Câu lạc bộ được phân thành:
  • Thành viên chính thức: Là thành viên CTCS đã đăng ký gia nhập CLB, thành viên chính thức được ứng cử tham gia vào Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ và có quyền biểu quyết trong các quyết định liên quan đến hoạt động của Câu lạc bộ.
  • Thành viên Danh dự: Là thành viên CTCS tỉnh khác hoặc không phải CTCS (Như: NKT, người không KT, Bố mẹ, vợ, con cái của người CTCS và những người khác) nhưng mong muốn và nộp đơn đăng ký gia nhập và được sự chấp thuận của Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ. Thành viên danh dự không được tham gia vào Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ và không có quyền biểu quyết trong các quyết định liên quan đến hoạt động của Câu lạc bộ.

  -- Ban Chủ Nhiệm --